Liên hệ: vanhoaxinh@gmail tại vanhoaxinh.com hoặc hotline 093.339.0699 (Thúy 1986)

Chi tiết Hàng hóa, giá Sỉ và Lẻ có tại vanhoaxinh.com. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và hẹn gặp lại!

TÌM HIỂU CÁC LOẠI VẢI

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VẢI
Biết được một số kiến thức về ưu điểm của các loại vải, khi đặt may đồng phục bạn sẽ chọn những trang phục thực sự thích hợp với nhu cầu của mình.

VẢI COTTON 
Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục. Cotton là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.
Ưu điểm: Độ bền cao, giặt nhanh khô. Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc.


VẢI KAKI 
Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may quần, đồ công sở, đồng phục bảo hộ lao động... Kaki có hai loại chính: có thun (có độ co giãn) và không thun
Ưu điểm: ít nhăn, dễ giặt ủi, cầm màu tốt.


VẢI KATE
Vải có nguồn gốc từ sợi TC - là sợi pha giữa Cotton và Polyester.
Ưu điểm: Thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng giặt ủi.


LỤA CHIFFON (CHIFFON SILK)
Chiffon là một loại vải mịn, trong suốt dệt từ sợi tơ thiên nhiên hoặc sợi nhân tạo. sợi dùng để dệt được se rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau nên vải Chiffon có cấu trúc mịn, tuy nhiên bề mặt không đều đặn, sờ vào sẽ có cảm giác nhám như cát mịn và rất chắc. Từ Chiffon xuất xứ từ tiếng Pháp, phiên âm từ tiếng Ả Rập: schiff: vải trong suốt. 
 
Điểm đặc biệt của lụa Chiffon là nếu được dệt từ 100% tơ tằm, không có pha chất liệu tổng hợp, sản phẩm mỏng tang, trong mờ, mềm mại. Khác với lụa chiffon dệt bằng sợi tổng hợp Polyester, tuy tính năng tương tự nhưng trơn tru vô hồn, lụa chiffon tơ tằm có sự mềm mại, dịu dàng, ấm áp, tinh tế của tơ sợi tự nhiên. Mặc hàng tơ tằm chính hiệu, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, dễ chịu.
Ngoài sản phẩm thông dụng là hàng màu trơn , hiện nay có rất nhiều mặt hàng lụa chiffon in hoa văn mới lạ và đẹp mắt với nhiều kích thước, thích hợp với nhiều loại trang phục.
 
Lụa chiffon in với nhiều mẫu mã đa dạng
Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, lụa Chiffon được dập nhún tạo nên cho bề mặt vải những đường gân đặc trưng và làm cho chất liệu vải này có độ bồng.
 
Lụa Chiffon nhún, dập vân nổi
Chất liệu lụa Chiffon phù hợp để thiết kế đầm dạ hội , đầm cưới, hoặc đầm cocktail, áo dài, áo sơ mi công sở hoặc các sản phẩm áo kiểu thời trang. 
Đầm cưới lụa chiffon 
Thêm vào đó, bạn có thể tự tao thêm một nét duyên dáng riêng biệt cho mình với nhiều chủng loại khăn chiffon màu và hoa văn khác nhau.
Khăn lụa Chiffon nhẹ nhàng, bay bổng
Mặc trên mình chất liệu lụa Chiffon, chắc hẳn bạn sẽ thú vị với trải nghiệm câu phát biểu “ mặc mà như không mặc”. Đặc tính của Chiffon là mình hàng rất nhẹ và rũ nên phải giặt khô hoặc giặt hấp để giữ được bề mặt vải luôn bóng đẹp. Khổ vải : 112cm


HABOTAI SILK
Habotai (nghĩa tiếng Nhật là mềm mại) là một trong những cách dệt trơn căn bản nhất
Đây là cách dệt đơn giản nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng ra đối với một miếng vải. Sợi dọc sẽ đan với các sợi ngang theo cách cứ lên một và lại xuống một. Hai mặt vải trong cách dệt này sẽ giống nhau (không phân biệt phải hoặc trái)
Kiểu dệt trơn
Cùng mềm mại và mỏng manh, vải Chiffon có độ trong mờ còn vải Habotai thì đục nhẹ.
Phân biệt vải Chiffon và vải Habotai
Lụa tơ tằm Habotai 100% luôn mỏng, nhẹ tơn, rất mềm mại và mát dịu.
 
Lụa Habotai có rất nhiều màu sắc, có thể dùng làm hàng lót cao cấp cho đồ vest nam , nữ , đầm da hội hoặc váy. Rất nhẹ nhàng và tạo sự thoải mái dễ chịu cho khách khi sử dụng nên lụa Habotai cũng được dùng để may áo kiểu dùng cho mùa hè hoặc áo dây, áo ngủ . 
Ngoài ra lụa habotai cũng thường được dùng trong các không gian mang nét mộc mạc như quán café, nhà hàng quán ăn theo phong cách truyền thống.
Không bị dính vào da khi trời lạnh, Habotai còn được sử dụng để làm bọc mền cho tơ tằm .
Một bộ chăn gối đệm lụa Habotai
Thường thì có 3 loại sản phẩm : 8mm - 10mm - 16mm. Khổ vải : 115cm

TWILL SILK
Twill là sản phẩm vải có thiết kế sợi chéo, bền chắc. Vải Twill có hai bề mặt không giống nhau.
    
Kiểu dệt sợi chéo
Cùng được dệt từ sợi tơ tằm, cấu trúc vải chéo đem lại cho Twill cảm giác chắc chắn, dày dặn và độ rũ cao hơn lụa habotai mà vẫn mềm mại, mát rượi. Lụa Twill có độ bóng vừa phải, không bóng bảy như satin nên phù hợp với mọi lứa tuổi.
Lụa Twill thích hợp cho những sản phẩm thời trang như váy, quần tây hoặc trang phục đầm công sở. Tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi mặc , không gây khó chịu, kích thích da.
Áo lụa Twill rất duyên dáng
 
Áo cưới lụa Twill


SATIN SILK
Satin là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (satin weave).  
Trong kiểu dệt vân đoạn này, sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một. Qua cách này sẽ cho ra vải  mặt trên  có nhiều sợi ngang song song hơn, việc khiến cho vải có độ bóng tùy thuộc vào ánh sáng chiếu lên. Cách dệt này tạo cho vải có hai mặt và mặt sau phần nhiều là sợi dọc (tương tự như vải dệt chéo go) . Qua kỹ thuật dệt đó, vải có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới. Tùy theo loại tơ, sợi vải, satin có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay láng bóng, mềm mại, thướt tha hoặc đơ cứng khác nhau.
Mặc dù có thể dùng bất cứ loại sợi nào cũng có thể làm ra vải satin, nhưng thường người ta dùng các loại sợi không hạn chế chiều dài như tơ tằm, sợi viscose hoặc sợi Polyester để sản xuất, vì các loại này sẽ làm tăng độ bóng của satin.
Lụa satin nếu được dệt từ một loại sợi tơ tằm chất lượng cao cấp, nhằm đem lại độ rũ óng ả và mềm mại , bóng đẹp cho sản phẩm. Ngoài độ bóng cao như mọi loại satin chất liệu khác, lụa satin tơ tằm rất nhẹ nhàng, mềm mại, rút mồ hôi, mát mẻ vào mùa hè, lại không tích điện dính sát vào người vào mùa đông..
 
Bên cạnh các màu trơn, lụa satin còn được in nhiều hoa văn phong phú đem lại sự lựa chọn dễ dàng cho khách hàng.
 
Ngoài ra, công ty còn cung cấp một sản phẩm đặc biệt : “Lãnh Mỹ A” hay còn gọi là “Satin mặc nưa” . Được nhuộm từ vỏ cây và quả mặc nưa. Một loại cây được trồng tại Tân Châu.
Áo dài satin mặc nưa sang trọng, quý phái
Còn loại hàng “độc” là lụa sa tanh thun, dệt theo công nghệ Hàn Quốc kết hợp 2% sợi co giãn với 98% sợi tơ tằm, cho ra tấm vải sa tanh mềm mại, không nhăn, không bị rạn, óng ả mà lại có độ co giãn nhẹ tạo sự dễ chịu cho các cô gái năng động hoặc những người thích trang phục thoải mái.
Sản phẩm “lụa satin” phù hợp để may đầm dạ hội, đầm cưới cao cấp, quần áo ngủ cao cấp, hay lót trong áo vest. 
Đầm dài lụa satin
Bên cạnh đó, với sắc màu đặc biệt của lụa satin tơ tằm cùng với tính năng mềm mại, không gây kích ứng da, lụa satin cũng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất cao cấp để làm drap trải giường, bọc áo gối, chăn mền và nệm ghế salon, rèm cửa, tạo nên không gian nội thất hài hòa, sang trọng. 
Chăn gối đệm bọc lụa satin dùng rất êm ái, dễ chịu


LỤA HAI DA - TWIST SILK
Đặc điểm của lụa này là 50% silk và 50%  visco có ánh sắc rất đẹp, mỗi khi ánh sáng chiếu vào, những sợi tơ sẽ ánh lên hai thứ sắc pha trộn nhau. Với công nghệ dệt hiện đại, lụa hai da vừa mềm mại và có độ bóng, vừa dễ ủi, ít nhăn và có độ bền cao.
 
Tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn lựa màu vải phủ hợp may những kiểu áo thời trang trẻ , năng động, hoặc may áo dài , pijama mặc nhà , áo cánh , áo bà ba hoặc áo khoác , đồ ngủ . Sản phẩm “lụa 2 da” không gây kích thích da khi mặc, không hít vào người khi trời lạnh . Với đặc tính nhẹ nhàng, mát vào mùa hạ, ấm vào mùa đông, bạn có thể sẽ yêu thích và cảm thấy thoải mái với việc sử dụng chất liệu vải này mọi lúc, mọi nơi. Sản phẩm có thể giặt tay với xà phòng tắm. Lụa 2 da có thể ra màu nhẹ nên bạn nên tránh giặt chung với những sản phẩm khác màu.
Khổ vải : 115cm
Áo lụa Twist


LỤA GẤM LACQUARD
Jacquard là công nghệ dệt các hoa văn và họa tiết chìm lên mặt vải nên sang trọng và đắt tiền hơn vải in hoa. Tên Jacquard được đặt theo tên nhà sáng chế loại máy dệt vải họa tiết chìm này, Joseph Marie Jacquard . Vải dệt hoa Jacquard là tên gọi chung, tùy theo chất liệu sợi tơ dệt, có thể là Jacquard Cotton, Jacquard CVC, hay Jacquard polyester. Bản thân tên gọi Jacquard không thể hiện chất liệu được sử dụng. Vải Jacquard có bề mặt láng bóng có nhiều mẫu hoa văn phong phú giúp cho khách hàng dễ lựa chọn.
Lụa Jacquard nếu được dệt từ 100% sợi tơ tằm thiên nhiên thì sẽ cho cảm giác mềm mại, nuột nà, óng ả. Bên cạnh màu sắc tươi trẻ, đa dạng, óng ánh đặc trưng của tơ tằm, các hoa văn phong phú trong kỹ thuật dệt hoa văn chìm đem lại sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng.
   
Lụa tơ tằm có thể được in kỹ thuật số những mẫu vẽ cổ điển mai, lan, cúc, trúc mềm mại. Lấy ý tưởng từ mẫu áo dài Nam Phương hoàng hậu từng mặc, loại lụa “vua chúa” này dành cho những người con hiếu thảo dâng tặng chúc thọ mẹ mình, hoặc có hoa văn lấy ý tưởng từ những họa tiết trong cung đình Huế.
  
Lụa nữ sinh cũng là một trong những sản phẩm mới dành riêng cho nữ sinh trung học.
Hoa văn trên nền lụa nữ sinh rất trẻ trung duyên dáng: bông sò, quả trám, hoa cúc, chấm bi... cùng với chất liệu lụa tơ tằm mềm mại, nữ tính, mát mẻ đem lại cho khách hàng một sự lựa chọn dễ dàng, thuận tiện. 

TAFFETA SILK 
Taffeta là tên loại vải dệt láng bóng từ sợi tơ hoặc các sợi nhân tạo. Chữ này có xuất xứ từ Ba từ và có nghĩa là "twisted woven"- dệt xoắn.
Có hai loại vải lụa taffeta, loại nhuộm sợi và loại nhuộm miếng. Loại vải taffeta nhuộm miếng thường dùng làm vải lót và tương đối mềm. Loại nhuộm sợi thường cứng đơ hơn và thường dùng làm áo dạ hội.
Lụa Taffeta với chất liệu 100% sợi tơ tằm và được dệt bằng công nghệ hiện đại  là một sản phẩm rất được ưa chuộng tại thị trường Việt nam và thế giới. Taffeta có độ bóng khác lạ so với tất cả những mặt hàng tơ tằm khác và có nhiều màu sắc đa dạng.
 
Sản phẩm taffeta có độ bóng, độ cứng, “ đứng mình”, lại không bám da vào mùa đông nên phù hợp để may áo cưới, áo vest, áo khoác, váy ngắn, quần tây hay kết hợp với các loại chất liệu khác để may sản phẩm thời trang công sở, dạo phố.
Váy cưới lụa Taffeta đẹp tuyệt vời tôn dáng yêu kiều của cô dâu
Taffeta cũng được sử dụng để làm những sản phẩm có thiết kế đặc trù như túi xách, khăn choàng,  ví đầm…
 
Khăn lụa Taffeta, ví đầm lụa Taffeta
Ngoài ra, lụa Taffeta còn được ưa chuộng sử dụng làm những sản phẩm cho thiết kế nội thất và nhà ở, đem lại một vẻ đẹp sang trọng và quý phái như drap bọc mềm, gối sofa, gối ngủ, màn cửa hoặc khăn trải bàn. Khổ vải thông thường: 90cm_ 115cm_ 135cm_155cm

ORGANZA
Organza có cấu trúc dệt như taffeta . “Mình” hàng organza hơi cứng hơn Taffeta nhưng thưa và mỏng hơn và có thể nhìn xuyên suốt.
Organza sử dụng thích hợp nhất là các sản phẩm may mặc hoặc trang trí cho áo cưới hoặc đầm dạ hội sang trọng.
DAMASK SILK
Cũng kiểu dệt vân đoạn nhưng qua sự thay đổi giữa sợi ngang và sợi dọc, người ta có thể tạo các hoa văn trên vải (Damask). Các mẫu hoa văn rắc rối chỉ có thể làm được bằng cách điều chỉnh các sợi dọc trên máy dệt, điều này chỉ thực hiện được với máy dệt Jacquard.
Damask silk là loại vải dày dặn, có độ mềm vừa phải, mềm mại hơn Taffeta, nhưng có độ bóng và ánh màu như satin. Đây là một trong những dòng sản phẩm cao cấp nhất hiện nay.
Damask silk được thiết kế và dệt theo công nghệ của Đức. Hoa văn của Damask silk được cập nhập từ các thị trường như Ý, Pháp và Đức nên có nhiều kiểu hoa văn lạ.
Ngoài ra, dòng sản phẩm hoa văn Rồng Phụng – được thiết kế đặc biệt dành riêng cho sản phẩm áo dài cưới cho đôi Nam nữ với 3 màu chủ đạo là Đỏ - Xanh lá – Vàng
21 vị lãnh đạo quốc gia "diện" áo dài khăn đóng lụa Damash tại hội nghị APEC 14
.Sản phẩm này cũng được dùng cho hàng caravat cao cấp và đồ vest nam hoặc nữ sang trọng.
Đây cũng là chất liệu lý tưởng để may cravat: 
 
Cravat lụa Damash hoa văn đẹp, nhẹ nhàng, êm ái
Ngoài ra, đối với những khách hàng nào ưa chuộng sản phẩm drap giường, gối ngủ bằng chất liệu tơ tằm. Có thể yên tâm sử dụng sản phẩm Damask Silk vì độ mềm mại, không gây kích ứng da , tạo sự dễ chịu trong quá trình sử dụng. Khổ vải rộng 1,6m

TUSSAH SILK
Lụa Tussah hay còn gọi là “Đũi thô” là sản phẩm được dệt từ những sợi tơ thô của con tằm . Ngoài các màu trơn, lụa đũi cũng được in hoa văn tạo thêm nhiều cá tính độc đáo cho dòng sản phẩm này. 
Đũi có bề mặt hơi khô nhưng có độ bóng nhẹ nên thích hợp cho sản phẩm áo sơ mi nam , áo vest hoặc quần tây. 
Váy lụa đũi
Ngoài ra, sản phẩm Đũi còn được dùng để làm khăn. Giữ độ ấm rất tốt cho những điều kiện thời tiết lạnh vào mùa đông.
Khăn lụa đũi thêu tay


CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI VẢI THUN
1. Vải thun Cotton
Thành phần: 100% Cotton.
Vải cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra. mang về. tẩy qua , họ đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo.
Sau này nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho những chiếc quần vải cotton, áo thun vải cotton như hiện nay.Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch tương tự từ cây bông, nhưng họ thu về được chế biến, tẩy trắng nhiều hơn, họ còn phải pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc..
Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.
Tính chất: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
Nhược điểm:  giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ.

2. Vải thun: 65/35
Thành phần:  Sợi gồm tỉ lệ 35 % Cotton, 65 % nilon (Poliester).
Tính chất: Do có sợi pha nilon (Poli) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm nhưng mình vải có cảm giác mềm mại hơn. Giá thành rẻ, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex.

3. Vải thun PE: Poliester
Thành phần: Sợi gồm 100 % nilon (Poliester).
Tính chất: giá thành rẻ nhất, vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông.


CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI VẢI SỢI
Vải dệt từ loại sợi khác nhau có giá trị khác nhau nên cần biết phân biệt các loại sợi. Việc này có ích cho sử dụng vải đúng tính năng của chúng, nghĩa là giữ cho vải sợi bền lâu.
Dưới đây xin giới thiệu một cách nhận biết nhanh các loại vải sợi :

Khéo tay gỡ ra vài sợi vải cần khảo sát (cả sợi dọc cả sợi sợi ngang) đem đốt và quan sát để phân biệt ra các loại sợi như sau:

1)Sợi bông: cháy nhanh có ngọn lửa vàng, có mùi tựa như đốt giấy, tro ra có màu xám đậm.

2)Tơ tằm: cháy chậm hơn bông, khi đốt sợi tơ co lại thành cục, cháy có mùi khét như đốt tóc, và bị vón lại thành cục nhỏ màu nâu đen, lấy ngón tay bóp thì tan.

3)Len lông cừu: bắt cháy không nhanh,bốc khói và tạo thành những bọt phồng phồng, rồi vón cục lại, có màu sắc đen hơi óng ánh và giòn, bóp tan ngay. Có mùi tóc cháy khi đốt.
4)Sợi vitco: bắt cháy nhanh và có ngọn lửa vàng, có mùi giấy đốt, rất ít tro có màu xẫm.

5)Sợi axetat: khi đốt có hoa lửa, bắt cháy chậm và cháy thành giọt dẻo màu nâu đậm, không bốc cháy, sau đó nhanh chóng kết tụ thành cục màu đen, dễ bóp nát.

6)Sợi poliamit (nylon): khi đốt không cháy thành ngọn lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần, khi nguội biến thành cục cứng màu nâu nhạt khó bóp nát


LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT VẢI COTTON VÀ VẢI LACOSTE?
1. Vải Cotton 100%
Là chất liệu may mặc phổ biến và ưa chuộng nhất nhất hiện nay. Vì loại vải này phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.
Vải có độ bền cao, giặt nhanh khô, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc.
2. Vải Cotton 65/35
Là loại vải được cấu tạo từ 35% sợi vải cotton, 65% vải sợi poliester.
Vải có giá thành rẻ, mềm và ít bị nhăn, co giãn tốt hơn vải cotton 100%.
Do sợi vải có pha poliester nên ít hút ẩm và mặc sẽ hơi nóng
3. Vải lacoste
Là chất liệu ít được phổ biến hơn trong may mặc đồng phục do giá thành cao. Vải có độ mịn kém hơn vải cotton nhưng rất mềm mại, thoáng mát, hút ẩm tốt hơn nhiều so với vải cotton. Khi mặc chúng ta có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.
Là loại vải luôn được các bạn trẻ yêu thích, đặc biệt là các khách hàng nam giới.

CẤU TẠO CÁC LOẠI VẢI SỢI

Vải sợi là những cấu trúc dạng phẳng, được tạo thành từ các loại tơ sợi được đan lại với nhau theo 1 cách nào đó. Những sợi này có dạng sợi dài, xoắnvào nhau tạo thành phần tử cơ bản nhất của vải sợi. Mỗi loại sợi này được cấu thành từ hàng triệu chuỗi phân tử hoá học đơn lẻ.

1. Vải Sợi

Sự xắp xếp và định hướng các chuỗi hoá học này cũng như cấu trúc phân tử của nó sẽ quyết định tính chất vật lý và hoá học của sợi.
Các loại vải sợi thường được chia làm 2 loại lớn: tự nhiên và nhân tạo. Trong đề tài này chỉ xét đến các loại vải sợi có thực vật và 1 số loại được tái tạo từ những loại sợi có nguồn gốc thực vật (tơ nhân tạo Rayon) .

Trong những loại vải sợi này, ta lại phân loại thành những nhóm theo cấu trúc hoá học như sau:
 

a. Cellulose (xét loại vật liệu điển hình là cotton)
Cellulose - polymer của glucose - là thành phần hoá học cơ bản nhất của tất cả các loại thực vật. Monomer cua cellulose là 1,2,4-8-anhydroglucose, số lượng monomer có thể từ 1,000 đến 18,000 đơn vị.
 


Chuỗi liên kết dài của cellulose làm cho các mối liên kết hydro của các phân tử liền kề liên kết chặt chẽ với nhau. Các chuỗi liên kết liên phân tử này cộng với cấu trúc mạch thẳng của phân tử cellulose hình thành nên những vùng có cấu trúc tinh thể của cellulose (microfibril). Những microfibril này liên kết, sắp xếp lại với nhau thành 1 cấu trúc lớn hơn gọi là fibril (sợi)

b. Cotton 
Cotton là đại diện lớn nhất và quan trọng nhất về vật liệu vải sợi của họ này vì đây là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi nhất ngày nay (chiếm khoảng 50% số lượng các sản phẩm từ vải sợi trên thế giới).
Cotton được lấy từ cây bông vải, thường được trồng ở những nước ôn đới và nhiệt đới. Sau khi được khai thác, sợi cotton được xử lý qua nhiều công đoạn để loại bỏ những thành phần chất béo, chất sáp bám trên thành vỏ sợi làm tăng tính thấm nước và quy trình tẩy trắng sợi. Sau quá trình xử lý, sợi cotton sẽ được trải qua những công đoạn khác để làm nên tấm vải.
 


Thành phần cấu tạo nên sợi cotton thô
Cấu trúc của sợi cotton rất phức tạp, gồm 3 phần chính. Lớp biểu bì ngoài cùng có tính kỵ nước, có chức năng bảo vệ. Ngoài cellulose ra còn có những lớp chất béo và sáp, nên để có tính thấm nước tốt thì cotton phải được xử lý. Bên dưới lớp biểu bì là lớp thành sợi chính, do những sợi (fibril) nhỏ đan ngang dọc với nhau tạo thành. Bên dưới lớp thành sợi chính là lớp thành sợi phụ, chiếm hầu hết khối lượng của sợi cotton, do các lớp sợi liên tiếp chồng lên nhau và ngược hướng nhau tạo thành. Ruột (lumen) của sợi cotton rỗng, để dẫn protein đi nuôi lớn sợi cotton. Khi sợi đã trưởng thành, sợi khô đi và ruột bị thu hẹp lại, làm cho những sợi cotton xoắn lại (do lớp thành sợi phụ).
 

Hình chụp những sợi cotton thô dưới kính hiển vi điện tử

Cotton thuộc họ cellulose, là polyalcohol (có nhóm -OH), nhưng mối liên kết hydro giữa những nhóm hydroxyl của các phân tử liền kề khá bền vững, ngăn không cho nước xuyên thấu vào những vùng có cấu trúc tinh thể của cellulose, do đó nó không hoà tan trong nước. Tuy nhiên, cotton lại khá ưa nước, có khả năng thấm hút nước tốt. Cấu trúc tổ ong với các lỗ li ti giúp các phân tử nước xuyên thấu qua những vùng trống trong chuỗi polymer và hình thành liên kết hydro với các cellulose hydroxyl tự do. Các sợi cotton khi hút nước sẽ phồng lên, trở nên dẻo dai hơn, mềm hơn và độ bền tăng lên (20%) do liên kết hydro mới tạo thành. Mức độ thấm hút nước của cotton thông thường là 8% và tăng lên đến 25 - 30% ở độ ẩm tương đối 100%, nhiệt độ phòng.

Giữa những vùng cấu trúc tinh thể trong cotton là những vùng trống, những chất màu của thuốc nhuộm hay mực in sẽ bám vào những vùng này.
Cotton sẽ bị phân huỷ (hydro hoá) khi gặp dung dịch acid loãng nóng hoặc đậm đặc lạnh, nhưng không có tác dụng với acid loãng ở nhiệt độ phòng.
Cotton bền với dung dịch kiềm nên dung dịch kiểm được dùng trong quá trình xử lý vải gọi là mercerization. Trong dung dịch kiềm, sợi cotton sẽ phồng lên, trở nên tròn, đều đặn và giảm thiểu tính xoắn của các sợi. Nếu trong khi phồng lên, vải được giữ chặt để tránh co rút thì cotton sẽ thay đổi hình dạng và tạo ra 1 bề mặt nhẵn hơn. Sau khi tẩy chất kiềm và sấy khô, sợi cotton vẫn giữ nguyên dạng hình ống tròn. Tuy không có sự khác biệt rõ rệt về tính chất hoá học của vải được xử lý mercer và không được xử lý nhưng vải qua xử lý sẽ cho tính bám màu tốt hơn và chất lượng hình ảnh cao hơn.





THUỐC NHUỘM VẢI QUẦN ÁO CÓ TỐT KHÔNG?
             Sử dụng thuốc nhuộm quá nồng độ cho vải, quần áo làm thôi nhiễm gây ung thư

                 Theo Infonet - ngày 11 tháng 05 năm 2014

Đầu tháng 5 vừa qua, Úc đã thu hồi gần 12.000 sản phẩm quần áo do chứa thuốc nhuộm azo vô cùng độc hại có thể tan ra và gây hại cho sức khỏe ở nồng độ cao.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc nhuộm công nghiệp đối với ngành dệt may tại Việt Nam chưa được khuyến cáo nhiều và nghiên cứu về tỷ lệ thuốc nhuộm ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua ngành dệt may chưa có.
Thuốc nhuộm vải quá nồng độ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

Thuốc nhuộm vải quá nồng độ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh – Đại học Bách Khoa Hà Nội tất cả các hóa chất nhuộm đều độc hại với sức khỏe con người trong đó các chất nhuộm vải nếu có khả năng tan trong nước, thẩm thấu vào cơ thể người đều có thể gây ngộ độc trường diễn.Hiện nay, các loại nhuộm trong ngành da giày, ngành dệt hay nhuộm màu sơn đều cấm sử dụng cho thực phẩm cũng như cho các loại sản phẩm nào có thể đi vào cơ thể con người. Việc sử dụng thuốc nhuộm cũng được quy định rất rõ về mức độ ảnh hưởng như thế nào nếu dùng quá thì nguy cơ ngộ độc hóa chất nhuộm rất cao.Chất nhuộm azo là một nhóm thuốc nhuộm khác nhau đang được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc, dệt, da giày và còn được dùng thêm trong nhuộm thực phẩm và mỹ phẩm. Ở trên thế giới, các loại thuốc nhuộm này đều được cơ quan y tế cho phép sử dụng với nồng độ khác nhau, phù hợp với cơ thể con người. 

PGS Thịnh cho biết hiện nay ở Việt Nam người sản xuất vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể đánh giá người Việt có thể đáp ứng được bao nhiêu hàm lượng chất cấm trong một ngày nên việc nhuộm màu trong công nghiệp vẫn còn diễn ra rất phố biến và không kiểm soát về nồng độ.
Theo quy định, mọi thuốc nhuộm đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu thẩm thấu hoặc con người ăn phải. Chính vì thế, thuốc nhuộm được sử dụng bừa bãi, có khả năng tan trong nước thì khi người sử dụng tiếp xúc với môi trường có nước hay tiếp xúc bằng miệng có khả năng hấp thụ hóa chất từ thuốc nhuộm.Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thị Dung từng công tác tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương cho biết nhóm thuốc nhuộm azo là nhóm thuốc được sử dụng trong ngành dệt may nhiều nhất. Hiện nay, có khoảng 4.000 chất màu được ghi nhận trong danh sách. Trong đó, có rất nhiều chất không những không bám chắc vào sợi vải mà chúng có thể thôi nhiễm ra trên da trong lúc mặc và ngấm vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một số các chất màu có khả năng gây ra dị ứng, kích ứng da, dẫn tới các bệnh về da như viêm da dị ứng…

Dưới khía cạnh hóa học, các loại màu được chia ra thành nhóm như màu Azo, màu Anthrachinon, màu Metal complex và các nhóm khác. Đối với nhóm azo, khi các hợp chất Azo này thâm nhập vào cơ thể, chúng có thể bị phân hủy trong hệ trao đổi chất của cơ thể và sản sinh ra chất aromatic amine. Đây là chất có thể gây ung thư ở con người. Các loại amine hình thành trong thời gian này có thể thẩm thấu dễ dàng qua da.  Quy trình phân hủy Azo có thể xảy ra trong đường ruột, trong gan hoặc ngay trên bề mặt da.Để tránh nguy cơ thôi nhiễm từ quần áo,  người tiêu dùng khi mua quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ sơ sinh, cần phải giặt sạch rồi mới mặc. Quần áo mặc trên người phải tránh những gam màu không đạt tiêu chuẩn, những loại vải phai màu.
Theo Infonet - ngày 11 tháng 05 năm 2014