Liên hệ: vanhoaxinh@gmail tại vanhoaxinh.com hoặc hotline 093.339.0699 (Thúy 1986)

Chi tiết Hàng hóa, giá Sỉ và Lẻ có tại vanhoaxinh.com. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và hẹn gặp lại!

KHỎE & ĐẸP

DIY LÀM ĐẸP

DIY (Do It Yourself): Tự tay làm lấy
DIY Làm Đẹp: Tự mình làm đẹp (ở nhà)

DIY Làm Đẹp sẽ giúp bạn thực hiện các phương pháp làm đẹp tại nhà một cách hiệu quả: dễ làm, tiết kiệm. 
 


TẨY MÙI CỦA CƠ THỂ
TẨY MÙI HÔI CỦA CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?
Hỏi: 
Mỗi ngày làm việc tôi đều bị ra rất nhiều mồ hôi kèm theo mùi rất khó chịu. Tôi rất ái ngại về điều này chính vì thế đã thử dùng nhiều cách khắc phục nhưng không mấy hiệu quả. Vậy xin bác sĩ cho tôi lời khuyên trong trường hợp này.
Đáp: 
Cơ thể con người ai cũng có một mùi riêng. Việc xuất hiện mùi cơ thể là điều hoàn toàn tự nhiên, rất bình thường, chỉ khác ở chỗ là có những mùi cơ thể dễ chịu, nhưng có những mùi phát ra từ cơ thể lại rất khó chịu. Mùi khó chịu sẽ tác động tiêu cực tới sự giao tiếp cũng như sự tự tin của bạn.

Có nhiều nhân tố "góp mặt" vào việc tạo nên mùi đặc trưng của cơ thể: việc luyện tập hằng ngày của bạn, do gien, chế độ ăn uống, chất liệu vải mặc, do việc vệ sinh và do chính sức khỏe của bạn, thêm vào đó còn là mối liên quan mật thiết giữa mùi cơ thể và mồ hôi.

Cơ thể chúng ta có 2 tuyến mồ hôi là:
- Tuyến mồ hôi nội tiết bao xung quanh cơ thể và mồ hôi được sinh ra từ loại tuyến này sẽ không có mùi, mà chỉ bao gồm chủ yếu là nước và muối (Natri clorua). Mồ hôi được sinh ra từ tuyến nội tiết sẽ được thoát ra bên ngoài trên bề mặt của da và làm cho cơ thể hạ nhiệt một cách tự nhiên. Điều này cũng lý giải cho hiện tượng tại sao sau mỗi khi toát mồ hôi, bạn thường có cảm giác mát mẻ hơn so với lúc trước.
- Tuyến mồ hôi thứ 2 là tuyến mồ hôi tiết rụng đầu, không giống với tuyến mồ hôi nội tiết, đây là tuyến mồ hôi nằm gần các nang tóc ở trên phía đỉnh đầu, dưới nách và các cơ quan sinh dục bên ngoàiLoại tuyến mồ hôi này sẽ "sản xuất" khi cơ thể phải lao động nặng hay khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc khi bị sốt. Đây cũng chính là loại mồ hôi mà các loại vi khuẩn "ưa thích". Sau khi vi khuẩn hoạt động thì cũng là lúc sẽ "phát" ra mùi của cơ thể (có thể là mùi dễ chịu hay khó chịu).

Các tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, vi khuẩn, tế bào chết… sẽ tạo thành mùi đặc trưng của cơ thể. Tùy theo cơ địa, cộng với vấn đề vệ sinh thân thể mà ở người này toát ra hương thơm dễ chịu, trong khi ở người khác mùi cơ thể lại khiến những người xung quanh tránh xa. Nếu không may cơ thể bạn không được thơm tho, bạn cũng đừng quá buồn bã. Hãy tìm xem thủ phạm gây ra sự khó chịu đó trú ẩn ở vùng nào để rồi chế ngự chúng.


Nếu cơ thể bạn có quá nhiều mồ hôi, thì trong y học gọi đó là chứng bệnh Hyperhidrosis. Dưới đây là những nhân tố khiến cho cơ thể bạn nhiều mồ hôi và mùi cơ thể:
- Do Gien: Bạn cần kiểm tra xem gia đình bạn trước đó đã có ai có mùi cơ thể giống bạn hay chưa?
- Do việc thu nạp những loại thức ăn có mùi đặc trưng như tỏi, hành, bột cari...
- Do việc sử dụng rượu.
- Hút thuốc lá
- Caffein từ các loại càphê, trà, soda hay socola.
- Sự thiếu cân bằng trong chế độ ăn uống trong kẽm và magiê.
- Do bạn đang mắc phải căn bệnh tiểu đường.
- Đang trong giai đoạn tiền mãn kinh
- Mắc bệnh sỏi mật hay sỏi thận
- Stress
- Do quá trình tổng hơp trong cơ thể.

Muốn khắc phục tình trạng tồi tệ như của bạn hiện nay, hãy loại bỏ những loại thực phẩm nêu trên ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn. Bên cạnh đó, cũng xin mách bạn một vài bí kíp nhỏ, hy vọng có thể giúp bạn sớm cải thiện tình hình.
- Nên tắm thường xuyên mỗi ngày bằng xà bông khử mùi và hợp chất chống vi khuẩn.
- Sử dụng chất khử mùi mỗi ngày.
- Nên mặc quần áo được may bằng chất liệu cotton, thông thoáng giúp thấm hút nhanh mồ hôi.
- Không nên ăn những loại thực phẩm đã nêu trên.
- Nên tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, có nhiều rau củ quả và ngũ cốc. Nhớ là hãy hạn chế thấp nhất các đồ ăn ngọt.
- Tránh xa thuốc lá.
- Bổ sung thêm nhiều chất diệp lục vào mỗi bữa ăn, nên nhai mùi tây, lá đinh lăng hay những loại rau có lá mầu xanh đậm khác sau mỗi bữa ăn để làm vô hiệu hóa mùi cơ thể.
- Nên tăng thêm các chất magiê, kẽm hay vitamin vào chế độ ăn uống.
- Hãy dùng bột ngô để đắp lên những vùng da nhiều mồ hôi, điều này sẽ giúp hút hết mồ hôi ở vùng đó, ngăn ngừa việc tỏa mùi.

Trị Mùi Mồ Hôi Nách: 
Tuyến mồ hôi nhầy có ở nách, vùng sinh dục, bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh đẻ và giảm hoạt động khi nhiều tuổi. Mồ hôi nhầy ngoài thành phần giống như mồ hôi nước còn có thêm glycogen, cholesterol, các hợp chất amoniac, acid béo... Sự phân hủy tổ chức đã bị ngấm mồ hôi bởi các vi khuẩn, nấm tạo nên một tổ hợp mùi ở nách rất khó ngửi. 
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm khử mùi ở dạng phun hơi, sáp, hay bi lăn. Công thức của loại này gồm có chất  diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi và các hoạt chất bắt giữ mùi hôi. Chúng tác dụng với các chất có mùi hôi ở nách tạo thành một hợp chất không có mùi. Dùng phun xịt, hoặc lăn vào nách 2 lần/ngày, khi bớt thì dùng duy trì ngày một lần.   

Sau đây là phương trị hôi nách ở nhà hữu hiệu, tiết kiệm

- Nếu bị hôi nách nhẹ, chỉ cần thường xuyên dùng xà bông thơm và nước ấm rửa sạch nách, sau đó thoa chút phấn thơm. 
- Nên dùng dấm trắng, chanh hay rượu táo để bôi vào vùng da nách, bởi chúng giúp cân bằng độ PH cho da và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bạn chỉ cần thoa một chút vào vùng da nách sau khi tắm, để khô ráo rồi mặc quần áo loại cotton cho thoải mái, không nên bôi nhiều vì trong đó có chất axit sẽ "ăn"da bạn.
- Dùng dầu hương thảo hay tinh chất trà xanh như một chất khử mùi hữu hiệu nơi vùng nách.
- Nếu vẫn có mùi hôi thì dùng phèn chua phi lên tán thành bột xát vào nách khử mùi hôi.
- Lưu ý ở chế độ ăn uống hằng ngày của bạn như đã đề cập ở trên.

Ngoài ra, trong trường hợp cơ thể bạn tiết ra quá nhiều mồ hôi kèm theo mùi khó chịu, dù đã thử nhiều cách nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện, bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để áp dụng những thủ thuật y khoa hỗ trợ. 


CHĂM SÓC TÓC


TRỊ GÀU
GÀU VÀ CÁCH TRỊ GÀU ĐƠN GIẢN

Tìm hiểu về gàu:
Tác nhân chính gây ra gàu là vi nấm Pityrosporum ovale. Bình thường, loại nấm này vẫn tồn tại trên da đầu nhưng với số lượng ít và không gây hiện tượng gì. Nhưng khi da tróc nhiều, Pityrosporum ovale sẽ sinh sôi nảy nở, dẫn đến gàu và làm ngứa da đầu. Gàu cũng có thể phát sinh do người ta đội mũ quá chật, bị stress, căng thẳng tâm lý, do môi trường sống... Ngoài ra, việc dùng dầu gội đầu, dầu xả, thuốc nhuộm tóc... không phù hợp với cơ địa cũng có thể gây gàu.


Dùng Dầu Gội Trị Gàu
Các loại dầu gội đầu trị gàu thường chứa:
- Thuốc trị nấm thuộc nhóm azole (như Kétoconazole), tiêu diệt sự phát triển của các loại vi nấm trên tóc, nhất là Pytirosporum ovale.
- Các chất tiêu sừng như selenium sulfide và pyrithion, dầu cade, acid salicylic, axit trái cây (AHA) hoặc piroctone olamine, có tác dụng ngăn chặn hiện tượng sừng hóa, tróc vảy trên da đầu.
- Các chất bồi dưỡng cho da và tóc.
Cách gội đầu: Xoa dầu gội một cách nhẹ nhàng lên tóc, massage da đầu rồi để 5 phút cho thuốc ngấm. Sau đó, xả kỹ tóc bằng dầu xả vì hiện tượng tróc da đầu có thể tăng lên nếu còn dư lượng dầu gội. Mỗi tuần, chỉ nên gội dầu trị gàu từ 1 đến 2 lần. Việc dùng quá thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải, làm bạn ngứa thêm. 

Các Phương Pháp Trị Gàu Khác:
1. Hòa chút muối và phèn chua vào nước vừa đủ dùng để gội đầu: da đầu sẽ bớt ngứa và giảm thiểu lượng gàu đáng kể.
2. Băm nát hành củ, bọc trong vải, dậm vào da đầu và tóc để nước hành ngấm đều, để trong vài giờ trước khi gội sạch lại đầu: cách này trị gàu rất cao nhưng chú ý đến mùi của hành.
3. Dùng quả bồ kết để gội đầu: nướng quả bồ kết, bẻ ra và cho vào nồi nấu. Có thể nấu chung bồ kết với hương nhu, kết hợp gội đầu bằng nước bồ kết với việc xả lại tóc bằng chanh sẽ giúp cho mái tóc ngày càng khỏe khoắn, sạch gàu, mềm mượt.
4. Dùng 1-2 muỗng dầu dừa trộn với 1-2 muỗng nước cốt chanh, dùng bông làm cho thấm vào da đầu và tóc, để gần một giờ thì gội đầu lại: cách này không những đem lại hiệu quả trị gàu cao mà còn làm cho tóc mềm mượt, khỏe mạnh.


TUỔI DẬY THÌ - NỖI LO VỀ MỤN - CÁCH TRỊ MỤN
 Sau đây là cách che khuyết điểm đơn giản và hiệu quả khi có mụn

Bạn cần chuẩn bị:
1. Kem che khuyết điểm
2. Phấn phủ (dạng bột)
3. Chổi kẻ mắt
4. Chổi tán phấn (dành cho mắt)

 Các bước làm như sau:
1. Chấm kem che khuyết điểm lên chỗ mụn bằng bút kẻ mắt
2. Dùng chổi tán đều kem che khuyết điểm, dùng tay dặm nhẹ lên để kem che hết vùng đốm mụn
3. Dùng chổi tán phấn mắt để dặm phấn phủ dạng bột lên chỗ mụn

Vậy là bạn đã có một vùng da mịn màng, không tì vết mụn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách che khuyết điểm này, bạn cần phải làm thao tác tẩy vùng da chết trên mặt. Các đốm mụm sẽ không được che một cách hoàn hảo nếu như làn da quá sần sùi hoặc chưa được tẩy da chết một cách cẩn thận. Lợi ích của việc tẩy làn da chết là da của bạn sẽ không bị mốc (tróc da) khi đánh phấn lên, mặt khác sẽ giúp kem che khuyết điểm dễ "ăn" vào làn da.
 

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN

CHỐNG RỤNG TÓC - TRỊ RỤNG TÓC TẬN GỐC
VÌ SAO TÓC RỤNG?



Thời kỳ hoạt động của tóc thường chiếm khoảng 90% thời gian, phần còn lại là thời gian tóc nghỉ ngơi. Khi thời kỳ nghỉ chấm dứt, sợi tóc sẽ rụng và những sợi tóc mới lại mọc lên. Nguyên nhân rụng tóc có thể do nhiều yếu tố như vấn đề di truyền (70% trường hợp rụng tóc), sau khi sinh con, thay đổi nội tiết tố, da đầu dầu, cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, do căng thẳng, stress hoặc cũng có thể do các yếu tố khách quan về nguồn nước, môi trường,…

Mỗi ngày, mỗi người rụng khoảng 30-100 sợi tóc là điều bình thường. Nhưng khi tóc rụng nhiều hơn và rụng kéo dài, bạn chớ nên chủ quan vì nó có thể trở thành “bệnh rụng tóc”. Để điều trị được bệnh rụng tóc thì phải đi từ tận gốc nguyên nhân của vấn đề như: tình trạng rụng tóc (đặc điểm rụng tóc, yếu tố di truyền...); các thuốc đã hoặc đang dùng (thuốc chống đông, ), các bệnh đã hoặc đang mắc, chế độ ăn uống có gì đặc biệt (ăn kiêng, ăn chay...), có stress hoặc căng thẳng thần kinh kéo dài hay không,... 

Với chứng bệnh rụng tóc hết da đầu: Đây là loại rụng tóc rất khó chữa, chia làm 2 loại là rụng tóc toàn bộ (nghĩa là chỉ rụng tóc ở trên đầu) và rụng tóc toàn thể (bao gồm: rụng tóc, rụng lông mày, rụng râu, rụng lông nách, rụng lông mu). Có nhiều nguyên nhân gây nên 2 loại rụng tóc này như stress, sang chấn tinh thần. Bạn nên đến gặp thầy thuốc chuyên khoa da liễu và có kế hoạch chữa lâu dài.

Với trường hợp rụng rải rác kèm gầu: Những người bị viêm da dầu thường kèm theo rụng tóc rải rác. Và việc dùng lá chè khô để gội đầu thì không phải là biện pháp chống viêm da dầu và nên bổ sung yếu tố vi lượng như kẽm, biotin, B5; thực phẩm chức năng, một số thảo dược như: hà thủ ô, thổ phục linh, hoàng cầm và một số chất như Arginin…

Về rụng tóc sau sinh: Đây là một thể rụng tóc tương đối phổ biến ở những người mang thai và sau khi sinh do trong cơ thể thiếu một số yếu tố vi lượng. Ví dụ Vitamin nhóm B, kẽm và có thể do rối loạn nội tiết. Hiện tượng rụng xuất hiện sau khi sinh khoảng 1- 4 tháng, có thể kéo dài tới 1 năm. Nếu không có nguyên nhân rụng tóc nào khác, tóc sẽ mọc lại. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh, ngoài vấn đề về nội tiết, thường gặp phải vấn đề khác như thức đêm chăm sóc cho con hay mất cân bang dinh dưỡng do hạn chế ăn uống để giảm cân... Tất cả những điều này có thể làm cho tóc không thể mọc lại được như cũ. Do đó, phụ nữ sau sinh cần đảm bảo sinh hoạt điều độ (ngủ nghỉ, ăn uống hợp lý). Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chống rụng tóc, kích thích mọc tóc dành cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

Với hiện tượng rụng tóc khi trời trở lạnh: Các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng da đầu bị co lại làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu tới da đầu, giảm nuôi dưỡng tóc. Vì vậy, tóc rụng nhiều. Về dầu gội, việc thay đổi các loại dầu gội không có nhiều ý nghĩa trong việc chống rụng tóc bởi các dầu gội thông thường chỉ có tác dụng làm sạch da đầu mà thôi (nếu có gầu thì có thể dùng các loại dầu gội trị gàu). Với nguyên nhân rụng tóc là do thời tiết hanh khô, bạn nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần đầu, cổ; chế độ ăn uống đầy đủ các vitamin và khoáng chất dưỡng chất cần thiết như vitamin nhóm B (đặc biệt là B5, B8), kẽm… để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho tóc phát triển bình thường.


MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC TRONG VIỆC CHĂM SÓC TÓC VÀ BỆNH RỤNG TÓC

Dinh dưỡng
Sự thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng hoặc chế độ ăn uống quá độ sẽ gây rụng tóc.
Ví dụ, như chứng chán ăn mãn tính và chứng cuồng ăn vô độ có thể gây rụng tóc tạm thời. Rụng tóc cũng có thể xảy ra đối với những người bị suy dinh dưỡng, những người thiếu chất sắt.
Do đó, khi bị rụng tóc, phụ nữ nên chú ý xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân. Cơ thể phụ nữ thường có nhu cầu sắt cao, nếu không chú ý đến chế độ dinh dưỡng sẽ dẫn tới thiếu hụt chất sắt, gây rụng tóc.
Chăm sóc tóc không đúng cách
Việc chăm sóc bộ tóc quá kỹ, như lúc kéo ép thẳng, lúc uốn cong, lúc nhuộm màu này, lúc nhuộm màu khác,... đều gây tổn thương cho tóc. Nếu sử dụng những chất chăm sóc tóc không tốt cũng có thể gây rụng tóc.
Chẳng hạn, dầu gội đầu có độ pH không trung tính sẽ làm khô tóc, rụng tóc, dị ứng thuốc nhuộm tóc cũng có thể gây tổn thương làm rụng tóc,...
Do đó, khi bị rụng tóc, chúng ta nên thay đổi những chế phẩm dùng chăm sóc tóc hàng ngày như dầu gội, keo xịt tóc,... và xem lại độ cứng của nước dùng để gội tóc hàng ngày.
Sinh lý
Nội tiết tố, estrogen của người phụ nữ cũng ảnh hưởng đến việc rụng tóc. Lượng estrogen giảm vào cuối thai kỳ hay thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây rụng tóc.
Ngoài ra, những yếu tố căng thẳng như: sau phẫu thuật, gia đình có những biến động làm tổn thương lớn đến tinh thần, gây mỏi mệt... cũng có thể gây rụng tóc. Trong những trường hợp trên, việc điều chỉnh lại nội tiết tố, giảm bớt căng thẳng, tình trạng rụng tóc sẽ giảm và tóc mới sẽ được mọc lại.
Thuốc
Việc sử dụng dài ngày một số thuốc như vitamin A, dẫn chất của vitamin A (Accutane), thuốc ho thành phần có iod, thuốc chống loét, một số kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị thấp khớp, thuốc giảm cholesterol máu, thuốc kháng giáp, hoặc dùng phương pháp hóa trị liệu... đều có thể gây rụng tóc tạm thời. Khi chấm dứt sử dụng các loại thuốc này tóc sẽ hồi phục lại.
Bệnh
Rất nhiều người mắc chứng bệnh rụng tóc do rối loạn miễn dịch. Kháng thể của chính cơ thể sẽ tấn công vào nang tóc làm tóc rụng. Chứng này thường gây rụng tóc những vùng nhỏ, bầu dục hoặc tròn. Chứng rụng tóc này thường là tạm thời nhưng hay lặp lại.