THÊU TAY TRUYỀN THỐNG
Thời buổi khoa học tiến bộ, những công việc làm bằng tay trở nên hiếm hơn.
Người ta vẫn yêu chuộng những sản phẩm do thủ công tạo nên để góp phần làm phong phú đời sống tinh thần.
Người ta vẫn yêu chuộng những sản phẩm do thủ công tạo nên để góp phần làm phong phú đời sống tinh thần.
Còn rất nhiều mẫu thêu đẹp khác trong các sách dạy thêu thùa, hoặc có thể tìm đọc ở đây.
Hiện nay một số trường đã đưa môn thêu tay vào chương trình dạy làm thủ công hoặc đào tạo nghề. Cho dù chuyên nghiệp hay không chuyên thì với môn thêu tay truyền thống, cả bậc phụ huynh và các em đều thấy thích thú.
THÊU TAY VÀ THÊU MÁY
Thêu tay có ưu điểm là pha màu giống thật hơn, màu sắc rực rỡ hơn, đường
đi kim mềm mại hơn thêu máy. Ngoài ra khi bạn kiểm tra các hình ảnh mở rộng,
bạn sẽ tìm thấy thêu tay trông gọn gàng trong khi thêu máy trông thô.Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thêu tay
là chậm. Mỗi người thêu khác nhau dù là thêu cùng một mẫu. Kể cả một người thêu
vào các thời gian khác nhau cũng tạo ra sản phẩm khác đi. Nhưng pha màu của mẫu
thêu tay hơn hẳn mẫu thêu máy.
Thêu máy có
ưu điểm là quá trình thêu nhanh, thêu giống nhau cho nhiều mẫu thường ứng dụng
trong các sản phẩm sản xuất số lượng lớn trong công nghiệp. Tuy nhiên, thêu máy
pha màu hạn chế cho mũi thêu không uyển chuyển bằng thêu tay, số lượng màu hạn
chế hơn. Thêu máy cần có thêm công đoạn chuyển từ mẫu thêu bình thường sang mẫu
thêu máy. Công việc này thực hiện trên phần mềm chuyên dùng cho từng loại máy
thêu.
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ THÊU TAY
Vật
liệu (Materials)
- Vải: Khi mới bắt đầu thêu, vải cotton màu sáng, mỏng, không co giãn là dễ dàng nhất để sang mẫu và thêu. Thực ra, thêu là kĩ thuật áp dụng được cho mọi loại vải. Đối với mỗi loại vải cần có cách sang mẫu phù hợp. Vải co giãn cần có lớp dán cố định vải tan trong nước.
- Chỉ thêu (thread): chỉ cotton, chỉ tơ tằm, chỉ kim loại, ruy băng (ribbon)
- Giấy sang mẫu
- Bút sang mẫu tan
- Keo cố định vải
Dụng
cụ (Tools)
- Khung thêu, bàn căng (embroidery hoop): Khung thêu cầm tay, the Stitch EZ Cross Stitch and Needlework Frame, Khung thêu ngồi, Khung thêu đứng
- Kim thêu (embroidery needle): Kim thêu có yêu cầu đít nhỏ để không nong rộng lỗ trên vải khi đâm kim qua.
- Kéo cắt chỉ (small scissor)
- Mẫu thêu (Embroidery Pattern)
Sản phẩm thêu ứng dụng trong đời sống gồm các ngành sau:
- Giao tế, tế tự gồm câu đối, liễn trướng, hoành phi, cờ,...
- Tranh thêu trang trí, tranh thêu làm thiệp,...
- Hàng gia dụng:
- khăn bàn, khăn ăn, khăn dưới đĩa tách trà, khăn lót bình hoa khăn túi, tạp dề,…
- khăn phủ giường, tấm phủ đệm, chăn mền, gối, khăn bàn ngủ, vải phủ ghế bành, ghế dài, gối ôm,…
- rèm cửa, màn treo lò sưởi,…
- Thêu
quần áo: áo dài, áo sơ mi, váy, áo ngủ,…
- MUA DỤNG CỤ THÊU TAY TRUYỀN THỐNG Ở ĐÂU? Vạn Hoa Xinh có thể cung cấp cho các bạn nữ yêu thích thêu thùa một số vật liệu và dụng cụ với giá phải chăng, nhận ship tận nơi. Các vật liệu và dụng cụ thêu tay truyền thống được bán sỉ và lẻ, hoặc nếu các bạn mua bộ kit sẽ tiết kiệm và tiện dụng hơn nhiều. Vui lòng nhấp chọn vào đây để chọn mua những gì mà bạn cần nhé.
Hướng dẫn thêu tranh thêu chữ thập
Các khái niệm và hướng dẫn thêu cho người mới tập
Tranh thêu chữ thập là gì?
Thêu chữ thập (cross stitch) là tạo ra các mũi thêu thành hình chữ thập một cách đều đặn trên các loại vải đã được phân ô.
I. Tìm Hiểu Các Khái Niệm Sau Đây Để Hiểu Rõ Hơn Về Thêu Chữ Thập:
Vải thêu: Có
hai loại vải chính dùng để thêu tranh chữ thập là vải Aida và vải
Evenweave (vải thô). Vải Linen của Việt Nam không hẳn là vải thô vì các ô
chia không đều và không thẳng. Tuy nhiên, nếu dùng để thêu tranh thì
kết quả cũng có thể chấp nhận được.
Vải
Aida là loại vải chính dùng để thêu chữ thập. Có rất nhiều sự lựa chọn
về màu sắc, loại chất liệu và hãng sản xuất. Về chất liệu, Aida có nhiều
loại: Aida bằng nhựa còn gọi là Plastic Canvas (PC) - thường dùng làm
móc chìa khóa, Aida bằng vải Cotton (Delight, DMC), Aida có pha nilon
(Aida Phi),...
Trong
đó, phổ biến nhất là vải Aida Cotton 100%, được dệt đặc biệt với các
nống vải đan phên tạo ra những ô vuông đều đặn rất tiện cho kiểu thêu
chữ thập. Tuỳ theo mật độ các ô vuông mà người ta đặt tên cho vải. Ví
dụ: Aida 9ct, Aida 11ct, Aida 14ct , Aida 16ct,... Con số đó tương đương
với số ô vuông trên một inch (2,54cm).
Aida 14 có nghĩa là trong 1 inch (2,54cm) sẽ có 14 ô (stitch). Tương tự như vậy với Aida 28, 18, 16, 9,...
Aida
có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng chủ yếu người ta hay dùng Aida 14 và
Aida 11. Thông thường vải Aida 14ct cần thêu 2 sợi chỉ, vải Aida 11ct
cần thêu 3-4 sợi chỉ.
Trước
khi bắt đầu thêu, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc gọi điện cho người bán hàng
để biết rõ cỡ vải bạn định thêu và số chỉ cần thêu. Aida ngày này được
thiết kế nhiều màu sắc và in nền đẹp mắt, tạo ứng dụng long lanh hơn cho
tác phẩm thêu chữ thập.
Vải Aida có ba màu chủ yếu là trắng, đỏ, đen, ngoài ra còn rất nhiều sự lựa chọn về màu sắc khác như xanh biển, vàng kem, vải hoa, vải loan, …
Vải Aida có ba màu chủ yếu là trắng, đỏ, đen, ngoài ra còn rất nhiều sự lựa chọn về màu sắc khác như xanh biển, vàng kem, vải hoa, vải loan, …
Cách tính vải như sau: Chiều dài vải = Số ô x 2,54/loại Aida + 10 (cm)
Ví dụ: Thêu 1 bức trên Aida 14
ü Chiều ngang là 116 ô (stitch) -> = 116x2.54/14+10 = 31 (cm)
ü Chiều dọc là 150 ô (stitch) -> = 150x2.54/14+10 = 37 (cm)
ð Vậy sẽ cắt mảnh vài 31x37 cm
Kim
Kim
dùng để thêu chữ thập là một loại kim đặc biệt với đầu kim tù, lỗ xâu
chỉ to, kim ngắn và thân dầy. Như vậy, kim dành cho thêu chữ thập khác
với kim bình thường ở chỗ có đầu tròn chứ không nhọn, vì thế bạn sẽ
không bị đâm vào tay do vải Aida thường có lỗ sẵn.
Hơn nữa, đuôi kim lớn hơn kim bình thường giúp cho việc xỏ chỉ dễ dàng
hơn. Không nên dùng kim
khâu để thêu chữ thập vì sẽ không nhanh bằng kim thêu chữ thập. Thông
thường kim thêu được chọn cho phù hợp với loại vải:
Aida 9ct --- kim số 20 hoặc 22 Aida 11ct -- kim số 22 hoặc 24
Aida 14ct -- kim số 22/24/26 Aida 18ct -- kim số 24 hoặc 26
Aida 20ct -- kim số 24 hoặc 26
Chỉ thêu chữ thập là
loại chỉ thô chuyên dùng cho việc thêu tranh chữ thập, mã chỉ thêu
(code chỉ) phổ biến nhất hiện nay là mã DMC (có khoảng gần 500 màu chỉ)
ngoài ra còn rất nhiều mã chỉ khác như DOME, ANC, ….
Hiện
nay, phổ biến nhất là chỉ thêu 100% Cotton, ngoài ra, còn có loại chỉ
thêu nilon. Loại nilon này tuy bóng nhưng mảnh nên dễ đứt và thêu lên
thường không khít hết ô vải.
Thông
thường, chỉ thêu được sắp 6 sợi một, khi thêu bạn phải rút từng sợi,
bạn hãy dùng 2 ngón tay, cầm vào đầu 1 sợi chỉ và rút thẳng tay, sợi chỉ
sẽ được rút ra mà không bị rối. Các loại chỉ thông dụng: DMC, Anchor,
DC, CXC, Cherish, Rosace,… Chỉ thêu chữ thập có 447
màu cơ bản, mỗi màu có mã số riêng, thông thường người ta hay dùng bảng
màu của chỉ DMC để làm chuẩn. Hiện nay chỉ DMC được bán thông dụng
nhưng vì lý do giá cả nên ở Việt Nam mọi người thường dùng các loại chỉ
có nguồn gốc TQ nhiều hơn như chỉ DC, CXC, Rosace. Trên thị trường hiện
nay, ta có thể phân biệt các loại chỉ tổng quát như sau:
|
Chỉ DMC 100% sản xuất tại Pháp
|
Chỉ của DMC – sản xuất tại TQ
|
Chỉ Châu Âu, Châu Mỹ
|
Các loại chỉ TQ, HQ
|
Tồng quát
|
Sản xuất tại Pháp và chỉ lưu hành trong khối liên minh Châu Âu
|
Sản xuất tại TQ và lưu hành tại các nước ngoài khối EU
|
Nổi bậc là Anchor
|
DC, Dome, CXC, Rosace
|
Điểm mạnh
|
Tuổi thọ cao (Tranh thêu 20-30 năm)
Bóng, đẹp
|
Tuổi thọ cao nhưng không bóng và mịn bằng DMC Pháp
|
Chỉ rất bóng và đẹp
|
Giá thành rẻ
Màu sắc tương đương hệ màu của DMC
|
|
Chỉ DMC 100% sản xuất tại Pháp
|
Chỉ của DMC – sản xuất tại TQ
|
Chỉ Châu Âu, Châu Mỹ
|
Các loại chỉ TQ, HQ
|
Điểm yếu
|
Chỉ mảnh, chỉ thích hợp thêu chỉ đôi trên Aida 14
Thêu chỉ 3 không đầy ô, dễ bị đứt
|
Chỉ mảnh, chỉ thích hợp thêu chỉ đôi trên Aida 14
Thêu chỉ 3 không đầy ô, dễ bị đứt
|
Màu không tương đồng với hệ DMC nên phải chuyển ra màu DMC rất vất vả
|
Không bóng và đẹp bằng DMC
Dễ bị xù lông nên nhìn không mịn. Tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận được
|
Giá trung bình trên thị trường (cập nhật 11/2011)
|
19,000 VND/tép
|
6,000 – 7,000 VND/tép
|
5,500 VND/tép
|
2,000 – 3,000 VND/tép
|
Bút
kẻ vải: là loại bút có mực tan trong nước, dùng để kẻ bảng tọa độ lên
vải aida giúp người thêu tranh dễ dàng xác định được vị trí của ô cần
thêu, sau khi hoàn thành tác phẩm chỉ cần ngâm vào nước sạch khoảng 30
phút là mực sẽ tan hết hoàn toàn. Ngoài ra người thêu tranh còn có thể
dùng loại bút này chấm lên vải ở những ô cần phải thêu để thêu nhanh và
chính xác hơn, loại bút này có khoảng 10 màu như xanh lá, xanh biển, đỏ,
hồng, cam, vàng (dùng cho vải aida trắng); xanh lá, xanh biển (dùng cho
vải aida đỏ); trắng sữa, nhũ bạc (dùng cho vải aida đen).
Khung
thêu chữ thập: là loại khung đơn giản được tạo ra từ các đoạn ống nước,
ưu điểm của loại khung này là rất gọn nhẹ, tháo lắp dễ dàng, di chuyển
không cồng kềnh, giá cả hợp lý, hơn nữa khách hàng có thể lựa chọn chiều
cao và kích thước mặt khung thêu phù hợp với người thêu tranh cũng như
bức tranh đang thêu.
Chart:
Mẫu thêu là bảng hướng dẫn cách thêu của nhà sản xuất, hoặc của phần
mềm tạo chart mà bạn sử dụng, một mẫu thêu bao gồm phần hướng dẫn thực
hiện các mũi thêu, phần tọa độ thể hiện các ký hiệu màu chỉ và cuối cùng
là bảng chú thích các ký hiệu trên tọa độ tương ứng với mã của màu chỉ.
Có rất nhiều nguồn mẫu thêu, bạn có thể mua mẫu thêu theo bộ Kit, mua
mẫu thêu lẻ, copy mẫu thêu trên mạng hoặc xin mẫu thêu của bạn bè thậm
chí là tự mình tạo ra mẫu thêu rồi mua chỉ, vải, kim, bút kẻ để tạo ra
tác phẩm. Nhưng mẫu thêu theo Kit vẫn là mẫu thêu rõ đẹp nhất, bạn sẽ dễ
dàng nhận biết các ký hiệu và tọa độ thêu để thêu nhanh chóng và chính
xác nhất.
Kit: Bộ thêu bao gồm đầy đủ các phụ liệu cơ bản có thể tạo ra tranh: kim, chỉ, vải, mẫu thêu (chart).
Lưu ý:
Những
bạn mới làm quen với thêu chữ thập nên mua bộ Kit đơn giản với đầy đủ
phụ liệu gồm mẫu thêu, kim, vải, bảng chỉ đã được đánh số thứ tự các màu
chỉ tương ứng với mẫu thêu, cầm một bộ Kit trên tay sẽ dễ dàng hơn là
bạn tự cắt vải, soạn chỉ,…
II. Hướng Dẫn Cách Thêu:
1. Đối với chỉ:
+ Mẹo rút chỉ:
Cách
1: bạn rút lần lượt từng sợi, dùng 2 ngón tay, cầm vào đầu 1 sợi chỉ và
rút thẳng tay, sợi chỉ sẽ được rút ra mà không bị rối.
Cách
2: nếu bạn thêu chỉ ba thì tách múi chỉ ra làm 2 (mỗi bên 3 sợi), hai
tay bạn cầm hai phần của múi chỉ rồi tách ra từ từ để múi chỉ tự xoay
cho đến khi được tách ra hoàn toàn.
+
Mẹo giữ chỉ không bị rối khi thêu: bạn rút chỉ lên thì tay của bạn để ở
mặt dưới lần theo sợi chỉ đang lên và ngược lại khi bạn kéo chỉ xuống
tay ở trên cũng rà theo sợi chỉ đang xuống, tuy có tốn công chút ít,
nhưng sẽ hạn chế số lần chỉ bị rối.
2.
Số lượng chỉ: đối với mỗi loại vải thì số lượng sợi chỉ thêu yêu cầu là
khác nhau, thông thường vải aida 14 cần thêu 2 sợi chỉ, vải aida 11 cần
thêu 3-4 sợi chỉ vì vậy trước khi bắt đầu thêu, bạn nên tìm hiểu kỹ
hoặc gọi điện cho người bán hàng để biết rõ cỡ vải bạn định thêu và số
chỉ cần thêu.
LƯU Ý: VỚI CÁC NÚT THÊU ĐÁNH KÝ HIỆU 2 MÀU CHỈ, THÌ SẼ RÚT HAI SỢI MÀU CHÍNH VÀ MỘT SỢI MÀU PHỤ
3. Khi mua kit hoặc vải bạn nên nhờ người bán kẻ vải theo tọa độ trên chart cho bạn.
4.
Để thành phẩm thêu đẹp, bạn phải thêu vừa tay, không rút chỉ mạnh quá
làm cho mất hình dáng chữ xx, các chữ x bạn thêu đúng vào 4 lỗ của 1 ô
vuông thì chữ x sẽ vuông vắn, đẹp.
5. Các mũi thêu cơ bản:
+
Thêu Full stitch: tạo ra các dấu xxxx liền nhau (theo trình tự không
thay đổi trên cùng 1 bức tranh, ví dụ: thêu dấu sắc trước rồi tới dấu
huyền).
+
Thêu Half stitch: tạo ra các dấu ///// hoặc \\\\ tùy vào mũi full của
bạn, nếu mũi full bạn thêu sắc trước huyền sau thì Half stitch bạn thêu
dấu huyền, nếu mũi full bạn thêu huyền trước sắc sau thi Half stitch bạn
thêu dấu sắc.
+ Thêu Back stitch: thêu viền, đi nét, giống như mũi cành cây hay còn gọi là khâu đột.
+ Thêu nút : Thắt nút trên mặt vải (dùng cho thêu nhụy hoa…)
Các ký hiệu trên chart thêu chỉ là ký hiệu chỉ thị màu, mỗi ký hiệu khác nhau thể hiện một màu chỉ khác nhau.