Áo dài
là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến
hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các
dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Có lẽ chưa có một
văn bản nào quy định áo dài chính thức là quốc phục của phụ nữ Việt
Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ nói đến phụ nữ việt nam thì không thể
không nói đến áo dài. Đến nỗi nó trở thành một từ của tiếng Anh vì họ
không thể dùng hai từ có sẵn: áo và dài để dịch.
Không ai
biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao
vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y
phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc
trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ
mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử
ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả
(hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm
Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo
những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc
thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới
mặc áo gài về tay phải".
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa
nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai
thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót,
váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên
đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông
chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân
đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc
buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân
(gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau
phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng
để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người
phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm
cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn
hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế
nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là
ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu
bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt
trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai
thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và
vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người
mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín
nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan
điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.
Một vài lời khuyên khi chọn và mặc Áo Dài
1. Chất vải
Nên chọn loại vải trắng nhẹ có độ co giãn và không mỏng đến nỗi hằn cả đồ nội y bên trong. Các chất liệu vải phù hợp bao gồm tơ tằm, phi bóng… nhưng chỉ có silk tổng hợp mới là thích hợp nhất. Chú ý, nên ngâm vải một đêm trước khi may để kiểm tra xem chúng có bị co rút không nhé!
2. Màu sắc
Nên chọn vải may áo dài trắng có in họa tiết nhỏ (in chìm), vải không bóng dành cho dáng người tròn, đầy đặn. Màu vải trắng sáng hay có họa tiết lớn (in chìm), vải sáng dành cho dáng người gầy. Tránh chọn các họa tiết, hình vẽ quá lớn nằm ngang ngực hay bố cục theo chiều ngang thân áo sẽ tạo cảm giác người mặc bị thấp....
3. Underwear :">
Nhớ là phe ta nên chọn áo ngực loại ôm gọn hết bầu ngực, hơi nhọn cao ở đầu và khoảng cách gần nhau đề tạo dáng đẹp cho phần thân trên của người mặc. Đồ nội y trên và dưới nên đồng bộ, tránh kiểu rườm rà, màu tiệp với màu của áo dài và quần. Theo lời của Nhà thiết kế Sĩ Hoàng thì khi đi thử đồ nội y, nên để màu áo gần với da cánh tay để tránh sự “phô trương” quá mức cần thiết.
4. Phụ kiện tình tính tang
Dĩ nhiên là khi đi học, bạn không cần phải trở thành một “showroom di động”. Chỉ cần đeo một chiếc đồng hồ, sơi dây chuyền mảnh là có thể tạo được điểm nhấn rồi! Đừng quên chọn loại giày bít vừa chân. Nhớ là loại giày bít, mũi và gót nhọn hay vuông, cao từ 5 – 9cm là vừa đẹp. Dáng của giày thanh mảnh nhẹ nhàng màu đen hoặc màu sậm là tốt nhất.
5. Khi đi may áo dài (đi học)
Quan trọng nhất là lấy được số đo chính xác, do vậy khi đi may áo hay lúc thử áo tốt nhất là mặc chiếc áo dài vừa người nhất và cần lưu ý thêm:
- Mặc áo ngực đẹp và chuẩn dành riêng cho áo dài.
- Đi giày có độ cao theo ý muốn, để lấy được độ dài gấu quần vừa đúng, cách mặt đất 1cm.
- Bạn cũng đừng quên nói rõ mục đích sử dụng áo (đi học chứ không phải đi tiệc) để người may gia giảm các số đo hợp lý. Ví dụ áo may phải tương đối thoải mái ở phần nách, tay, eo. Áo không quá ôm sát người. Nhiều nhà thiết kế còn tự ý xẻ áo qua cao sẽ gây cho người mặt trông không lịch sự và mất tỷ lệ cân đối giữa phần thân trên và tà áo. Tốt nhất là phần xẻ tà vừa chấm lưng quần.
6. Lời khuyên cuối
Nên nhớ, để mặc đẹp áo dài, bên cạnh kiểu dáng, chất liệu vải và những thứ kể trên chính là phong thái của người mặc qua dáng đi, đứng, ngồi và ngôn ngữ giao tiếp dịu dàng, lịch sự mới thực sự làm nên vẻ đẹp cần thiết.
Áo Dài Việt Nam - Tự hào vẻ đẹp truyền thống Việt !