CHỈ MAY VÀ KHẢ NĂNG MAY
(Trích dẫn từ: Phân viện May)
Chất lượng chỉ may là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất thực hiện
quá trình may. Trong nghành may mặc, người ta đã thử áp dụng
nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng không có kỹ thuật nào thành
công bằng cách may bằng máy nhờ vào kim và chỉ. Để có được một
đường may chặt đẹp và bền giúp sản phẩm may mặc đạt độ thẫm
mỹ và chất lượng yêu cầu thì chỉ may là một trong những yếu tố
quan trọng nhất. các nghiên cứu cho thấy rằng nhiệt độ kim có
thể tăng đến 350oC, cao hơn nhiệt độ nóng chảy của
xơ PES vì thế, chỉ may phải được bảo vệ sao cho nó có thể di chuyển
trong máy may càng êm càng tốt khi tạo thành công đường may.
Ngày nay, hầu hết các nhà sản xuất hàng may mặc, sử dụng chỉ lõi với
lõi là polyester và sợi quấn hoặc là cotton hoặc là polyester.
Các loại chỉ này có thể sử dụng thích hợp với hầu hết tất cả
các loại thiết bị may và tránh được sự thoái biến cấu trúc hóa
học (chemical degradation) và sự mài mòn.
Chỉ bọc cotton có đặc tính mát khi may. Không giãn và dễ may, đặc
biệt khi sử để may các loại vải thô hoặc vải đòi hỏi khắt khe
mà nếu may với chỉ polyester sẽ gặp vấn đề nhiệt sinh ra ở
kim, chỉ có thể chảy hoặc biến dạng, tạo ra đường may yếu, gãy
kim và đứt chỉ.
Chỉ một mình chất lượng vải không thì chưa đủ để tạo thành một sản
phẫm may mặc có chất lượng cao. Việc chuyển đổi tử vải với 2
kích thước thành sản phẩm may mặc (quần áo) với 3 chiều kích
thước đòi hỏi phải có nhiều liên kết với nhau.
Các tính chất của chỉ may đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng may của chỉ.
Trong các quà trình sản xuất sản phẫm may mặc hiện đại thì tốc độ
may là khá cao, vì thế tiêu chuẩn để chọn lựa chỉ may trở nên
chặt chẽ hơn. Ở máy may 1 kim (lockstich machine) tốc độ 5.500
mũi may/phút, với mỗi mũi may có 2 lần chuyển động lên xuống
thì kim đã chuyển động là 11.000 lần/ phút, tương dương với
khoảng 10.5 dặm/giờ. Tuy nhiên chỉ không những di chuyển theo
khoảng chạy của kim mà còn vòng qua ở chao (thuyền+sueit) và
kéo chặt. Nếu giả sử rằng khoảng dịch chuyển của kim từ (đỉnh kim ở
phía trên) lổ kim khi kim ở phía trên xuống xuyên qua vải, bàn
lừa (throat phate) vòng qua ở chao xuất, trở về, siết chặt là
gấp đôi khoảng dịch chuyển của kim thì chỉ dịch chuyển với tốc
độ 20 dặm/giờ.
Tóm lại, các tính chất yêu cầu dối với chỉ may có thể được xác định theo.
1. Khả năng mà chỉ may có thể tạo ra một cách hiệu quả đường may như mục đích yêu cầu
2. Khả năng mà chỉ may có thể tạo ra đường may đạt yêu cầu về thẩm mỹ và sử dụng.
Chỉ may và khách hàng
Việc chọn lựa chỉ may cho một loại vật liệu tùy thuộc vào các tính
chất cơ lý của vải và của chỉ may, vào khả năng tương hợp của
chúng, vào qui trình, may và mục đích sử dụng của sản phẫm.
Tương tự, chất lượng sử dụng của một sản phẫm may mặc tùy
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ bền đường may, độ
trượt đường may, độ nhăn, bề mặt ngoại quan đường may. Việc
nghiên cứu khả năng may đã được đề cập đến nhiều trong qui
trình sản xuất hàng may mặc hiện đại ngày nay. Nếu chỉ may không được
chọn lựa phù hợp với cấu trúc vải may và với các (xử lý cuối
cùng) sẽ có chất lượng kém. Sự giảm độ bền của chỉ may gây ra
do sức căng động học tác dụng lên chỉ may và do tác dụng của
lực ma sát (chịu ảnh hưởng của) số lần (động trình) chỉ may đi
qua thanh dẫn chỉ, vào tính chất ma sát của chỉ, cấu trúc, độ
mảnh chỉ và vào áp lực của cơ cấu sức căng chỉ.
Tính chất ma sát động cầu chỉ luôn là yếu tố quyết định đến khả năng
may và chất lượng của đường may. Những sự hư hỏng khi may và
các biến động của đặc trưng ứng mất biến dạng của chỉ do lực
ma sát dộng và gấy ảnh hưởng đến bề mặc ngoại quan và hiệu quả
của đường may.
Khả năng gia công của chỉ may tùy thuộc rất nhiều vào ứng suất sinh
ra trong quá trình may. Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào cá yếu tố
khác nhau như kích thước của chỉ so với kích thước kim và
vải, độ xoắn cân bằng, mức độ khuyết tật, sức căng, lực ma sát
và sự ổn định nhiệt của chỉ.
Tính chống gút xoắn:
là một trong những yêu cầu hàng đầu của chỉ may để bảo đảm chỉ không
bị quăn trong quá trình may. Độ xoắn không dúng có thể dẫn đến
sự không ổn định tại thời điểm tạo mũi may, khiến cho móc chao
hoặc chao làm chẻ sợi hoặc không móc được chỉ gây ra bỏ mũi.
Độ khuyết tật: tất
cả các chỉ may phải có độ đều cao ở mọi tính chất. Nguyên nhân phổ
biến nhất khiến chỉ bị xấu khi may là có nhiều điểm lỗi trên chỉ.
Mức độ điểm lỗi trên chỉ thành phẫm phải được khống chế ở mức
thấp (chấp nhận được) cho phép để đảm bảo khả năng gia công
may tối ưu của chỉ.
Một loại chỉ cotton tốt có mức độ điểm lỗi điển hình là 0.5/1000 m.
Một máy may hoạt động với hiệu suất 20%, ở tốc độ tối đa 4500
mũi may/phút, mật độ mũi may 15 mũi/inch sẽ tiêu thụ khoảng
135 m chỉ trong 1 giờ, hoặc 1100 m/8h ngày.Như vậy mức độ
khuyết tật (điểm lỗi) của chỉ trên trung bình < 1/ngày.
Độ bền: để có
thể chịu được các ứng suất khác nhau sinh ra trong quá trình may
thì chỉ may phải có độ bền thích hợp chỉ có độ bền cao sẽ giảm
đứt và sẽ thấy giảm được thời gian ngừng máy.Với cấu trúc và
thành phần tương tự nhau, thì chỉ to hơn hiển nhiên sẽ dễ hơn,
vì độ bền tương đối về lý thuyết là không phụ thuộc vào kích
thước chỉ nên có thể dùng nó để so sánh độ bền của các loại
chỉ có cấu trúc khác nhau.
Tính đàn hồi: chỉ
có modun đàn hồi cao có nghĩa là có độ cứng cao, kết hợp với cấu
trúc cân bằng xoắn sẽ hình thành vòng may đạt yêu cầu, hiệu suất may
cao và không bị bỏ mũi. Độ co giãn của chỉ thể hiện tác động
của lực căng bền chỉ. Đối với chỉ may thì nếu modun đàn hồi
ban đầu của chỉ cao sẽ tránh bị bỏ mũi và nhăn đường may. Tuy
nhiên, nếu chỉ có modun đàn hồi ban đầu cao thì chưa đủ để
đánh giá tính năng của chỉ may. Những nguyên liệu như xơ
carbon, xơ thủy tinh, xơ polyester vvv… đôi khi được sử dụng
để may, nhưng dù có modun đàn hồi ban đầu cao đi nữa, thì những loại
chỉ này lại có những khuyết điểm khác làm cản trở sử dụng chúng
làm chỉ may.
Độ dai: chỉ
may phải có khả năng chụi được nhưng tác dụng nhiệt và cơ đột ngột
cao trong quá trình may. Chỉ có độ dài từ trung bình đến cao sẽ
dễ may và ít bị dứt hoặc bị tổn thương trong quá trình may.
Tính chất ma sát:
tính trượt và tính chất ma sát cũng là những yêu cầu quan trọng nhất
của chỉ trong quá trình may. Những lực sinh ra trong quá trình
may chủ yếu là do ma sát giữ chỉ và các chi tiết của máy may.
Mọi chỉ qua kim (chỉ trên), nhất là chỉ sản xuất từ xơ tổng hợp, cần
phải qua khâu bôi trơn. Để giảm ma sát đến mức độ thấp cho
phép. Hệ số ma sát giữa chỉ trên và thép không rỉ hoặc với các
mặt dẫn hướng khác phải < 0.2. Tuy nhiên giửa chỉ và vải
cũng cần phải có một lực ma sát tĩnh tương đối để giúp siết
chặt mũi may và tránh bị tuột đường may. Chỉ spun sẽ tạo ma
sát tĩnh tốt hơn chỉ filament.
Tính ổn định nhiệt:
Nhiệt sinh ra trong quá trình may là do ma sát giữa kim và xơ trong
chỉ.Hiệu ứng sinh nhiệt trên chỉ không chỉ tùy thuộc vào diện
tích tiếp xúc của chỉ với kim, còn tùy thuộc vào thời gian tiếp
xúc và vào áp lực thẳng góc với bề mặt tiếp xúc. Nhiệt thường
gây ra vết cháy trên các loại xơ tự nhiên như xơ cotton, xơ
len và làm cho xơ tổng hợp mềm và chảy ra, khiến cho đường may
kém bền hoặc để lại vết tan nhựa chảy trên bề mặt vải, chỉ
cũng có thể bị chảy hoặc đứt. Mất thời gian phải xỏ chỉ lại,
và trong nhiều trường hợp là không thể được bởi vì xơ bị chảy trên
chỉ có thể nóng chảy và bít đầy lỗ kim.
Kết luận
Các tính chất của chỉ may như độ bền, modun đàn hồi, độ dai, tính
chất ma sát và tính ổn định nhiệt có nhửng ảnh hưởng lớn khả
năng may. Các quá trình sản xuất hàng may mặc hiện đại ngày
nay sử dụng các thiết bị may công nghiệp với sức căng tác động
lên chỉ và áp lực áp kim lên vải là lớn. Khiến cho cả chỉ may
và sợi trong vải đều bị mài mòn. Vì lý do đó mà cần phải chọn
lựa chỉ may cho thích hợp. Nếu không khả năng may của chỉ sẽ
thấp và rất khó tạo ra được một đường may phẳng đạt yêu cầu thẩm
mĩ.